[Book] Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can
Người nghèo không có lỗi
"ở trẻ em lớn lên trong nghèo khổ, vùng tiền não thùy (prefrontal cortex) - đây là vùng liên quan tới khả năng kiểm soát bản thân và điều phối cảm xúc - bị ảnh hưởng, tương tự như ở người trầm cảm"
Bức xúc không làm ta vô can
"Khi bày tỏ sự bức xúc, một cách khéo léo, chúng ta tuyên bố là mình không thể thuộc về bên “thủ phạm” được, mà mình đứng về phía bị thiệt thòi, mình cũng là nạn nhân."
Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn
"Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lýgiữa một cá nhân và những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân.
Chênh lệch giàu nghèo quá mức có hại cho tăng trưởng kinh tế
"Phân hóa giàu nghèo quá mức dẫn tới một nền kinh tế kém hiệu quả. Khi nguồn vốn và tài nguyên chỉ tập trung ở một nhóm nhỏ, sức mua trong xã hội, và qua đó, tăng trưởng kinh tế, bị kìm hãm. Thêm nữa, phần tăng trưởng đã ít ỏi này lại chủ yếu chảy vào túi những người vốn đã giàu, tiếp tục vòng xoáy trôn ốc phân hóa."
"Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc” của the new economics foundation (có lẽ nổi tiếng nhất với chúng ta vì nó đặt Việt Nam vào vị trí số hai trong xếp hạng, gây nhầm tưởng là người Việt hài lòng với cuộc sống vào loại nhất thế giới) được tính tỉ lệ thuận với tuổi thọ trung bình và cảm nhận của người dân về an sinh, và tỉ lệ nghịch với mức độ tiêu thụ tài nguyên của nền kinh tế. Việt Nam xếp hạng cao vì có tuổi thọ trung bình khá cao, tương đương với Slovakia, trong khitiêu thụ tài nguyên chỉ bằng một phần ba nước này."
"thay cho tự hào vì đã có tỉ phú đô la, chúng ta hãy cố gắng để có thể tự hào về mức tăng tuổi thọ trung bình hay số lượng trẻ em tới trường."
Sự khốn cùng của tư duy triệu phú
"Barbara Ehrenreich dẫn ra rằng khi các tập đoàn Mỹ sa thải hàng loạt nhân viên vào thập kỷ 1980 thì cũng là lúc họ thuê nhiều nhất các diễn giả về tư duy tích cực tới để xoa dịu những người bị đuổi việc và để những nhân viên chưa bị đuổi tiếp tục lao vào cày cuốc."
"Sự khốn cùng của tư duy triệu phú là ở chỗ nó làm tê liệt khả năng tư duy độc lập, phản biện và ý thức xã hội, những điều đang thiếu nhất ở Việt Nam. Nó không dẫn tới Khai sáng và Minh triết. Đám đông đi theo nó vừa phỉnh nịnh vừa giẫm đạp lên nhau để đạt được mục đích của mình, tin tưởng rằng chính nghĩa và đạo đức thuộc về kẻ giàu có."
Bi thương ngược dòng chảy thành sông
"Để mỗi cá nhân hội nhập thành công, theo anh yếu tố cốt lõi là gì?
Nên tôn trọng bản thân, không quá lo lắng xem mọi người sẽ phản ứng như thế nào. Hãy coi mình là một cá thể độc lập, trước khi băn khoăn mình có làm mất thể diện của họ tộc nhà mình, làng mình, tỉnh mình, và quốc gia của mình hay không."
No comments: