Book - Sinh Ra Để Chạy




Cuốn sách có giá trị hơn về mặt sinh học trong việc phần nào trả lời các câu hỏi như:
- Tại sao con người lại là động vật có ít lông, có nhiều tóc (để che nắng bảo vệ não bộ)?
- Cách con người cổ đại săn mồi ?
- Tại sao con người lại tiến hóa để đứng bằng hai chân?
- Lợi thế của Homo Sapien (chúng ta) so với loài Neanderthal trong cuộc đấu tranh sinh tồn.

Notes:

Giày chặn cơn đau, chứ không ngăn được chấn động! Chính cơn đau sẽ dạy ta cách chạy sao cho thoải mái! Ngay từ lúc bắt đầu chạy chân đất, bạn sẽ thay đổi cách chạy của mình.

Chính lớp đệm dưới bàn chân (của đôi giày) khiến anh ta sải những bước dài, luềnh khuềnh làm phần lưng dưới bị vặn xoắn. Khi chuyển sang chạy chân đất, động tác chạy của anh ta ngay lập tức trở nên ngay ngắn; lưng anh ta dựng thẳng lên, và hai chân chạy gọn gàng thẳng dưới thân người.

Nhiều động vật bốn chân khi chạy, cơ quan nội tạng của chúng văng từ sau ra trước liên tục như nước trong bồn tắm. Mỗi khi chân trước của báo săn chạm đất, ruột của nó chồm lên phía trước nén vào phổi, ép không khí ra. Khi nó vươn người dài ra cho bước chạy tiếp theo, bộ ruột của nó lại trượt ra phía sau, giúp hút không khí trở vào phổi.

“Khi các động vật bốn chân chạy, chúng bị mắc kẹt với một nhịp thở, một nhịp chạy.”

Chúng ta là loài động vật có vú duy nhất chủ yếu hạ nhiệt nhờ vào việc bài tiết mồ hôi. Tất cả các loài vật có lông trên thế giới đều làm mát chủ yếu nhờ hô hấp, điều này khiến toàn bộ hệ thống điều hòa nhiệt độ cơ thể của chúng bị ràng buộc chặt chẽ với lá phổi .

Khi nhiệt độ lên cao hơn 30 độ C, vài cân chênh lệch về khối lượng cơ thể đã tạo nên khác biệt lớn lao – tới mức, để duy trì cân bằng về nhiệt, một vận động viên chạy bộ nặng khoảng 80 cân phải giảm bớt tốc độ đến ba phút mỗi dặm trong một cuộc đua marathon so với một vận động viên nặng khoảng 50 kg.

No comments:

Theme images by merrymoonmary. Powered by Blogger.