Book - Thoát Khỏi Bẫy Cảm Xúc - Daniel Rutley



Ước tính có 87% các bài hát là về tình yêu và các mối quan hệ. Trong những bài hát này, 92% có lời diễn tả các dạng tình yêu hay các mối quan hệ không lành mạnh như: em không thể sống thiếu anh, em là tất cả với anh,... Bạn có thể khao khát có tình yêu từ người khác, nhưng bạn không cần nó. Bạn không chết nếu thiếu nó. Tuy nó có thể mang lại chất lượng và sự mãn nguyện hơn cho cuộc sống, nhưng nó không phải điều thiết yếu.

Có một quy tắc chung để bạn làm theo: Hãy đặt bản thân và niềm hạnh phúc của chính mình lên hàng đầu và của những người quan trọng nhất với bạn ở vị trí thứ hai.

Tâm lý học nghịch đảo (reverse psychology) chủ yếu dựa trên những cái phải làm. Nói với một người rằng cô ta nên hoặc không nên làm gì thường sẽ khiến cô ấy làm điều ngược lại. Vì vậy trong các tình huống khi chúng ta cần dạy con cái không nên làm gì: Hãy đưa ra một lý do thỏa đáng, và nếu con không nghe theo thì một hậu quả thích hợp sẽ xảy ra. Nhờ vậy đứa trẻ sẽ hiểu điều bạn muốn là gì, lý do bạn muốn điều đó và hậu quả sẽ xảy ra nếu nó đi ngược lại mong muốn của bạn. Điều đó giúp đứa trẻ biết được lẽ phải, biết suy nghĩ và tăng thêm hiểu biết. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng người mẹ không đóng vai kẻ khó coi hay “người xấu”. Có một hành động và một phản ứng: chạm vào lò nướng thì sẽ bị bỏng tay. Nguyên nhân và hệ quả.

Bày tỏ mong muốn của bạn và áp dụng các hình phạt và cho phép đứa trẻ tự quyết định và nhận những kết quả cho lựa chọn của mình sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Theo cách này đứa trẻ học được qua việc suy nghĩ và hành động chứ không chỉ làm theo các mệnh lệnh một cách mù quáng. Nên có vẻ như việc bảo cho đứa trẻ phải làm gì sẽ khuyến khích một phản ứng ngược lại (quay trở lại chủ đề tâm lý học nghịch đảo), trong khi việc nói rõ bằng một sự tôn trọng các mong muốn của bạn và các hậu quả cho các lựa chọn của đứa trẻ sẽ khuyến khích nó không chỉ đưa ra được một lựa chọn tốt hơn mà còn giúp nó phát triển thành một đứa trẻ biết suy nghĩ.

Liên tục đòi hỏi rằng thế giới phải khác đi so với cách nó đang là, là một nền tảng nuôi dưỡng nên sự đau khổ."

Chúng ta có xu hướng chống lại những gì chúng ta nghĩ là mình phải làm - đừng đi ép buộc người khác hay bản thân mình.

“Các cạm bẫy cảm xúc tốn tại vì bạn nhiệt tình tin một điều gì đó là đúng trong khi nó thật sự là sai."

Khi trẻ quan sát thấy người lớn bực bội vì những vấn đề khá nhỏ, mà vốn là tầm quan trọng thật sự của những vấn đề đó, trẻ em có xu hướng leo thang những suy nghĩ của mình, tin rằng điều vừa xảy ra là một thảm họa. Nhiều điều xấu xảy ra là đáng thất vọng, chán nản, bực bội và đáng buồn. 

Khi chúng ta tự mình xoắn xít lên về quá khứ tiêu cực của mình (nếu nó xảy ra vào phút trước, thì đó đã là quá khứ rồi) tức là chúng ta đang làm gương cho con cái mình rằng, đau khổ là một phản ứng cảm xúc thích hợp khi điều chúng ta không thích xảy ra. Điều này cũng đúng đối với tương lai, là điều mà chúng ta không thể kiểm soát dù rất cố gắng.

Mỗi khi bạn quở trách gay gắt bản thân hay bôi xấu bản thân vì mắc lỗi, dù là lỗi gì, bạn hành động như thể bạn có đặc quyền trên hành tinh này theo một cách nào đó và không nên mắc sai lầm. Như thể bạn tốt hơn tất cả những người khác vì, rốt cuộc thì, những người khác được phép, và thật ra là, có thể mắc sai lầm. Nếu chúng ta đều là con người và là con người không ai trong chúng ta hoàn hảo cả, do đó về lý thuyết thì chúng ta đáng lẽ phải mắc sai lầm trong lúc đa

Hãy quan tâm và hỗ trợ người khác, nhưng đừng "trải nghiệm" các cảm nhận của họ. Mọi chuyện có thể tệ di. Hãy tập trung vào những điều tích cực.

Bốn nguyên nhân tâm lý của trầm cảm là: sự bôi xấu bản thân, cảm thấy thương hại bản thân; bất lực; cảm thấy thương hại người khác.

Sẽ còn rất lâu nữa sự hung hãn mới được loại bỏ khỏi bể gen của chúng ta. Vì chúng ta có một xu hướng sinh học là trở nên hung hăng. Cho đến khi sự hung hăng được loại bỏ hoàn toàn, thì trách nhiệm của chúng ta là làm gương cho thế hệ trẻ hơn và những người xung quanh về cách đối diện với những thất vọng và vấn đề theo cách không bao gồm sự tức giận hay sự hung hăng.

Hãy nhớ rằng ai cũng có quyền được sai... kể cả khi bạn không thích điều đó.

Chỉ cố gắng sử dụng sức mạnh ý chí để khiến bản thân thay đổi không thôi là chưa đủ. Cuối cùng thì sức mạnh ý chí của bạn sẽ phản bội lại bạn. Điều cốt yếu là bạn thay đổi những niềm tin giới hạn bản thân và nâng cao các tiêu chuẩn của riêng bạn. Một niềm tin giới hạn bản thân thường bắt đầu bằng những từ, “Tôi không thể...” hoặc “Tôi không...” Hãy nâng cao các tiêu chuẩn cá nhân. Hãy hình dung cuộc đời lý tưởng mà bạn muốn trở thành. Trông bạn sẽ thế nào? Lúc đó bạn sẽ làm gì? Hãy bao gồm cả các cảm xúc, thái độ, khuynh hướng, phong cách, văn phong của bạn - tất cả những điều tạo nên hình ảnh này. Hãy làm sao cho nó thật cụ thể và chi tiết. Sau đó biến việc đạt được nó thành tiêu điểm chính của cuộc đời bạn; hãy điều chỉnh mọi thứ về hành vi, cử chỉ suy nghĩ phù hợp và hài hòa với hình ảnh đó.



No comments:

Theme images by merrymoonmary. Powered by Blogger.