Cây đủng đỉnh
Cây trồng này còn có tên gọi khác là Móc, tên khoa học của nó là Caryota mitis Lour. Cây phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam…
Lá của cây đủng đỉnh là dạng lá kép có hình lông chim, chiều dài khoảng 1,5 đến 3m, có cuống chung lớn. Lá chét mọc so le với nhau, dai và có chiều dài từ 15 – 20cm.
Hoa có kích thước khá nhỏ, mang màu kem, chúng thường mọc thành những mo dày đặc. Cây đủng đỉnh thường trổ hoa vào mùa hè.
Quả to tròn, khi chín có màu đỏ đậm, cây kết trái tầm tháng 11-12.
Quả Đủng đỉnh tròn, khi chín có màu đỏ đậm, có vào tầm tháng 11-12. Sau 15 đến 25 năm cây mới ra quả và sẽ ra liên tục cho đến khi tàn. Cần tránh tiếp xúc với quả Đủng đỉnh khi chúng đã chín đỏ, bởi nó có chứa axit oxalic rất độc khi ăn phải và có thể gây bỏng, kích ứng nghiêm trọng nếu tiếp xúc với da.
– Làm thuốc: Nhân đân ta sử dụng các bộ phận khác nhau của cây Đủng đỉnh để làm thuốc:
- Khối sợi mềm ở các nách lá như bùi nhùi được nhân dân ta sử dụng để đắp ngoài một số loại vết thương, giúp lành lành nhanh chóng;
- Quả cây được ngâm với rượu để xoa bóp chữa đau nhức xương khớp. Ngoài ra, nhân dân ta cũng sử dụng rượu ngâm Đủng đỉnh để uống, có tác dụng chữa bệnh dạ dày.
- Vỏ cây được sử dụng trong Đông y để điều trị ghẻ lở, mụn nhọt
- Rễ cây dùng để trị các bệnh liên quan tới răng miệng, đặc biệt là nhức răng.
- Hoa lấy chất để gội đầu, giúp kích thích mọc tóc, ngăn ngừa gàu và rụng tóc.
- Lõi cây điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày hoặc đau đầu, thấp khớp.
– Làm đồ ăn: Chồi non của cây có thể dùng để làm đồ ăn.
No comments: