Tổng Quan Về Phân Tâm Học của Sigmund Freud
Sigmund Freud (tên đầy đủ của ông là Sigismund Schlomo Freud; ông sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 – mất vào ngày 23 tháng 9 năm 1939).
Thuyết phân tâm học
Phân tâm học được định nghĩa là một chuỗi các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc từ những công trình và học thuyết của Sigmund Freud. Ý tưởng chủ đạo của phân tâm học chính là niềm tin cho rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn, và ký ức ẩn sâu trong vô thức.
Phân tâm là một phương pháp trị liệu trong đó người bệnh nói về những trải nghiệm, thời thơ ấu và cả những giấc mơ.
Bằng cách chuyển những nội dung vô thức sang vùng ý thức, con người ta sẽ có thể trải nghiệm sự “thanh tẩy” tâm trí và hiểu sâu sắc hơn về trạng thái tâm lý hiện tại của bản thân. Qua quá trình này, con người ta sẽ có thể tìm thấy sự giải thoát khỏi những sự khó chịu và vướng bận về mặt tâm lý.
Theo Hiệp hội Phân tâm học Hoa Kỳ (APA), phân tâm học có thể giúp mọi người hiểu bản thân bằng cách khám phá những xung động không dễ nhận thấy được ẩn trong vô thức.
Trong liệu pháp tâm lý, mọi người có thể cảm thấy an toàn khi họ khám phá những cảm giác, mong muốn, ký ức và những yếu tố gây căng thẳng có thể dẫn đến những khó khăn về tâm lý. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trong quá trình phân tích tâm lý, việc tự đánh giá về bản thân có thể góp phần vào sự phát triển cảm xúc về lâu dài.
Các Lý Thuyết Trong Phân Tâm Học
Phân tâm học dựa trên lý thuyết của nhà tâm lý học Sigmund Freud rằng con người sẽ trải qua quá trình giải phóng cảm xúc và có được cái nhìn sâu sắc về trạng thái tâm lý của họ khi họ đưa những gì thuộc về vô thức vào trong nhận thức (có nghĩa là ý thức về cái vô thức). Thông qua quá trình này, một người có thể tìm thấy sự giải tỏa khỏi những đau khổ về mặt tâm lý.
Phân tâm học cũng cho rằng:
- Hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi những động lực vô thức của họ.
- Các vấn đề về cảm xúc và tâm lý như trầm cảm và lo âu thường bắt nguồn từ những xung đột giữa tâm trí khi có ý thức và khi vô thức.
- Sự phát triển nhân cách chịu tác động lớn bởi các sự kiện diễn ra vào thời thơ ấu (Freud cho rằng nhân cách phần lớn đã được định sẵn vào năm tuổi).
- Con người sử dụng cơ chế phòng vệ để bảo vệ bản thân khỏi những thông tin chứa trong vô thức.
Các nhà phân tích có kỹ năng có thể giúp một người đưa những những gì thuộc về vô thức trong tâm trí vào phần nhận thức có ý thức của chính họ bằng cách sử dụng các chiến lược phân tích tâm lý như phân tích giấc mơ và liên tưởng tự do.
Một vài khái niệm
Trước và cùng thời với nhà tâm lý học S. Freud thì các nhà triết học, xã hội học, tâm lí học khác đã chia những hiện tượng tinh thần làm ba loại với những đặc điểm khác nhau, đó là:
- Vô thức;
- Tiềm thức; và
- Ý thức.
Theo Freud, ông không bác bỏ cách phân loại như vậy, nhưng ông có cách phân loại theo yêu cầu riêng của phân tâm học, cụ thể ông phân loại như sau:
- Vô thức;
- Tiền ý thức;
- Ý thức.
=> Nhận xét: Học thuyết phân tâm học được xây dựng trên khái niệm vô thức. Ông Freud quan niệm rằng: “Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lí của con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức”.
Để hiểu về vô thức ta cần hiểu về ý thức và tiềm ý thức.
- Ý thức là lớp ở trên, là những suy nghĩ và nhận thức mà ta biết rất minh bạch.
- Tiềm ý thức về đặc điểm có vẻ như không khác với tiềm thức nhưng vai trò của chúng lại có phần nào thay đổi theo yêu cầu riêng của phân tâm học. Có thể hiểu rằng tiềm thức là một hiện tượng tinh thần không còn phụ thuộc vào ý thức nữa nhưng cũng chưa hoàn toàn phụ thuộc vô thức.
- Khi đề cập đến vô thức, nhà tâm lý học Freud đồng tình với quan niệm: Vô thức là cái mang tính sinh lí tự nhiên, là cái mang tính bản năng di truyền bẩm sinh từ đời nọ sang đời kia. Tuy nhiên, ông còn cho rằng vô thức ngoài nguồn gốc có tính bẩm do cơ quan sinh lí phát động còn có sự tác động bên ngoài xã hội.
Để thấy rõ hơn ta cần tìm hiểu về cấu trúc nhân cách của Freud. Theo ông, nhân cách của cá nhân là cảnh tượng về một cuộc chiến dai dẳng, giữa một bên là những thôi thúc nguyên sơ và không thể chấp nhận được, đang mong muốn được diễn tả, một bên là các lực lượng cố tìm cách từ chối hoặc ngụy trang các thôi thúc đó.
Trong trận chiến đó, Freud còn nhận diện các đối thủ, đó là: bản năng vô thức hay là tự ngã (id), bản ngã (ego), và siêu ngã (superego).
- Thứ nhất về tự ngã (id) - Tự ngã là cái con người đã có ngay từ lúc sinh ra. Nó chi phối toàn bộ dời sống của con người. Đó cũng là nguồn cung cấp libido.
Theo Freud, con người sinh ra với hai xung động bản năng, đóng vai trò làm động cơ thúc đẩy căn bản cho tất cả mọi hành vi.
+ Một là xung năng Eros. Đây là xung động để tồn tại. Xung động này bao gồm nhu cầu ăn uống, giữ ấm, và trên hết là hoạt động tính dục (libido).
+Hai là xung năng Thanatos. Xung Năng là thôi thúc phá hủy. Mục đích của nó là phá hủy cái khác, nhưng cũng có một khía cạnh tự phá hủy đối với nó.
- Thứ hai là bản ngã (ego), Bản ngã thì không có lúc sinh ra. Chính bản ngã giúp con người tự chủ trước các tác động bên ngoài. Bản ngã phát triển qua sự tương tác bên ngoài, đồng thời nó sẽ tìm lấy sức mạnh trong siêu ngã.
- Vậy có câu hỏi là: Siêu ngã (superego) là gì? Siêu ngã thể hiện lương tri của chúng ta. Đó là các giá trị đạo đức về đúng, sai mà chủ yếu được thấm dần vào chúng ta từ bố mẹ, thầy cô và xã hội. Bản chất của siêu ngã là lương tâm và cái tôi lý tưởng. Siêu ngã được hình thành thông qua quá trình thưởng và phạt. Siêu ngã khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi khi làm một điều sai trái. Cũng chính siêu ngã khiến chúng ta hoàn thiện mình hơn và sống theo những lý tưởng của mình. Siêu ngã tồn tại ở cả ba cấp độ nhưng chủ yếu là vô thức.
Do đó, Freud đã xây dựng mô hình lí thuyết của mình mà ông gọi là mô hình tảng băng. Theo đó, phần trên của tảng băng là ý thức, phần dưới tảng băng theo thứ tự: tiềm ý thức, siêu ngã, cái tôi, vô thức, tự ngã. Và cũng cần thấy rằng, cái tôi (ego) không phải là dạng cố định nhưng nó có thể có mặt ở cả 3 dạng thức (vô thức, tiềm ý thức và ý thức).
(source: https://pmhealthnp.com/sigmund-freud-psychoanalytic-theory/)Hạn chế của thuyết phân tâm học
- Phân tâm học phát triển tầm ảnh hưởng của mình trong suốt những năm đầu thế kỷ XX, nhưng cũng không thiếu những phê bình dành cho nó.
Phân tâm của Freud cũng có những hạn chế của nó. Do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, ông đã không thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, không thấy được bản chất xã hội – lịch sử của các hiện tượng tâm lý người. Do đó, con người trong phân tâm học là con người cơ thể, con người sinh vật bị phân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, đối lập với xã hội.
– Các học thuyết của Freud quá đặt nặng tâm trí vô thức, tình dục, sự hung hăng và trải nghiệm thời thơ ấu.
– Nhiều quan niệm do các nhà phân tâm học đưa ra rất khó để đo lường và định lượng.
– Hầu hết các ý tưởng của Freud đều dựa vào các nghiên cứu ca bệnh và quan sát tại phòng khám thay vì nghiên cứu khoa học, thực nghiệm.
Do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, S.Freud đã ko thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, không thấy được bản chất xã hội – lịch sử của các hiện tượng tâm lý người. Cho nên, vai trò của ý thức không được chú trọng, không xem ý thức là đối tượng của tâm lý học.
Có một số ý kiến chỉ trích phân tâm học. Một số người cho rằng phân tâm học không có hiệu quả điều trị như các liệu pháp khác. Một phần lý do khiến nhiều người còn hoài nghi về phân tâm học ngày nay đó là vì bằng chứng ủng hộ tính hiệu quả của nó thường bị coi là khá yếu.
Những Ủng Hộ Và Chỉ Trích
Nhiều lời chỉ trích về các phương pháp tiếp cận tâm động học dựa trên các cách tiếp cận điều trị trước đó của trường phái phân tâm học. Nhiều người nghi ngờ phân tâm học vì bằng chứng chứng minh tính hiệu quả của nó thường bị coi là kém tính thuyết phục. Vì vậy, các nhà phê bình cho rằng nó không hiệu quả bằng các phương pháp điều trị khác.
Tuy nhiên, gần đây, nghiên cứu đã chứng minh rằng cách tiếp cận này có thể mang tới một số lợi ích. Một đánh giá có hệ thống về các nghiên cứu trước đây đã kết luận rằng liệu pháp phân tâm là một phương pháp điều trị hiệu quả giúp giảm các triệu chứng và những thay đổi lâu dài vẫn tồn tại trong nhiều năm sau khi điều trị kết thúc.
Một đánh giá năm 2015 cho thấy liệu pháp tâm động học có thể có hiệu quả trong điều trị một số tình trạng bao gồm trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn bản thể, rối loạn lo âu.
Một phê bình khác là phân tâm học thường đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, tiền bạc và công sức; và do đó, nó được coi là một đề xuất lâu dài. Trong khi đó, con người ngày nay thường tìm kiếm kết quả nhanh chóng và các phương pháp tiếp cận mang lại hiệu quả trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Vì vậy, liệu pháp phân tích tâm lý gắn với thuyết phân tâm sẽ yêu cầu thời gian nhiều năm để có thể thực hiện hoàn thiện.
(Tổng hợp)
No comments: