Tư duy nhị nguyên
Tư duy nhị nguyên là lối tư duy chỉ có 2 sự kiện không 1 thì là 2, không 2 thì là 1. Tất cả các dòng suy nghĩ khi đi đến phán đoán và ra quyết định lúc nào cũng chỉ 2 lựa chọn, đôi khi cảm tính.
Tư duy nhị nguyên có nghĩa là trong tư duy của của những cá thể chỉ có 2 trường hợp lúc nào cũng đối lập nhau : không xấu thì đẹp – không đẹp thì xấu, không đúng thì sai – không sai thì đúng, cái này không màu trắng thì nó chắc chắn phải màu đen.
Đa số những người mang tư duy nhị nguyên thì đầu óc rất hạn hẹp, chỉ nhìn đời hay sự việc chỉ gói gọn trong suy nghĩ và trải nghiệm “nghèo nàn” của chính bản thân họ hoặc những định kiến từ trước đã ăn sâu vào tư tưởng chính họ cả chủ động và bị động.
Họ tự ý dán nhãn cho những sự kiện (tình huống, trải nghiệm, nhận xét, mối quan hệ…..) hay đánh giá ai đó một ai đó đóng khung trong 2 trường hợp : Đúng và Sai, Tốt và Đẹp, Xấu tính và Tốt tính hay sự việc chỉ có 2 màu Trắng hoặc Đen. Họ thiếu tư duy phản biện, tư duy logic và đôi khi lười cả mở rộng vấn đề mà họ gặp phải mà chỉ theo lối tư “cảm tính” (thiên kiến xác nhận từ suy nghĩ).
Tư duy nhị nguyên là gì ?
Chúng ta có thể tạm gọi đây là tư duy nhị nguyên, khi dán nhãn mọi thứ ở 2 thái cực duy nhất luôn đối lập nhau. Việc này vô tình bỏ qua những sắc thái đa dạng khác của một người hoặc hiện tượng.
Khi bạn làm điều gì đó quá nhiều lần, não bộ sẽ hình thành thói quen và đưa nó vào phản xạ vô thức. Và điều đáng sợ là nếu cứ tư duy theo kiểu nhị nguyên, bạn sẽ nhìn sự việc qua bản chất đen trắng rõ ràng ngay từ đầu. Còn gì tồi tệ hơn việc bạn cảm nhận thế giới đầy màu sắc chỉ qua hai gam màu đen trắng do bạn không thể bỏ xuống được chiếc kính đang đeo gần mắt.
VD : Quân ta dũng cảm thì quân địch ngoan cố, người này thắng thì kẻ kia thua, người thật thà thì không được dối trá, người tốt thì phải làm từ thiện – không làm từ thiện là người không tốt….v..vân vân.
Hay giống như một thời gian trước thì khi gặp ai xăm mình thì lập tức họ sẽ nghĩ những người xăm mình là người xấu, không lương thiện. Họ dán nhãn cho ai xăm mình là người xấu, nó mặc định trong tư tưởng mỗi khi họ nhìn thấy ai xăm mình.
Người ta thường dán nhãn cho một sự việc với một cách hiểu đơn giản như bản chất của sự việc đó không bao giờ thay đổi. Ta đơn giản hoá mọi thứ để dễ truyền đạt và nắm bắt thông tin mà không xét đến tính phức tạp của những khả năng có thể xảy ra của các sự vật, hiện tượng trên…..
Tư duy nhị nguyên thường xuất hiện ở người “lười suy nghĩ” (thiếu trải nghiệm sống) hay những người “cứng nhắc” và “cổ hủ” và người ta thường nói là “lấp liếm là suy nghĩ đơn giản”.
Tư duy nhị nguyên thường có 2 đặc điểm
1. Nhìn vào những gì họ đã biết để phán xét những gì họ chưa biết
Đi taxi điện chắc không khác taxi thường, hút xì gà thì cũng kiểu hút th.u.ố.c lá, tắm bồn cũng giống như tắm bể… Bạn sẽ không biết những gì bản thân không biết, vậy nên đừng tự bó hẹp trải nghiệm của bản thân chỉ vì góc nhìn hạn hẹp từ quá khứ.
2 Đưa ra đánh giá vội vã mang tính thời điểm
Bạn nhìn vào trạng thái hiện tại mà quên mất sự khác biệt có thể đến vào tương lai. Ví dụ, nếu A học tệ hơn bạn trong quá khứ thì bạn sẽ luôn giỏi hơn A trong tương lai. Nếu cứ đánh giá vội vã, khả năng thay đổi và phát triển của bạn sẽ bị kìm hãm, và thiếu đi sự chuẩn bị cần thiết để đối mặt với những thách thức mới.
Cho nên những người với tư duy “Nhị Nguyên” khi nói chuyện với người giàu trải nghiệm sống hay tư duy đa chiều thì chẳng thể nào hoà hợp hay có một điểm chung nào vì thế những mối quan hệ này thường kết thúc trong im lặng.
https://www.chimenviolet.com/tam-ly/tu-duy-nhi-nguyen-cuoc-doi-dau-chi-co-dung-va-sai.html
No comments: