[Book] Viết gì cũng đúng
Có lẽ nhiều người cho rằng đây là một sách dạy cách để chiến thắng trong tranh luận, nhưng với mình, nó chỉ là một cuốn sách khá bài bản về suy luận và logic. Mục đích của tranh luận không phải để chiến thắng mà là để tìm ra luận điểm tốt nhất.
Điểm trừ là mục lục sách quá sơ sài, các ví dụ chưa được súc tích và hay lắm.
Soạn lại mục lục để dễ ghi nhớ:
Chương 1. Hình thành một lập luận ngắn
1. Phân biệt tiền đề và kết luận
2. Trình bày ý tưởng theo thứ tự tự nhiên
3. Bắt đầu từ những tiền đề đáng tin cậy
4. Hãy cụ thể và chính xác
5. Tránh dùng ngôn từ cảm xúc
6. Sử dụng thuật ngữ nhất quán
7. Sử dụng một nghĩa duy nhất cho mỗi thuật ngữ
Chương 2. Lập luận bằng ví dụ
8. Sử dụng nhiều ví dụ
9. Sử dụng những ví dụ mang tính đại diện
10. Thông tin nền tảng là cốt yếu
11. Cân nhắc các phản ví dụ
Chương 3. Lập luận bằng phép loại suy
12. Phép loại suy đòi hỏi sử dụng những ví dụ tương đồng có liên quan
Chương 4. Lập luận bằng phép căn cứ
13. Nên ghi rõ nguồn
14. Tìm những nguồn đáng tin cậy
15. Tìm những nguồn khách quan
16. Kiểm tra chéo các nguồn
17. Công kích cá nhân không làm mất đi giá trị của một nguồn
Chương 5. Lập luận về nguyên nhân
18. Giải thích vì sao nguyên nhân dẫn đến hệ quả
19. Đề xuất nguyên nhân khả dĩ nhất
20. Những sự kiện tương quan không nhất thiết liên quan Một vài sự kiện tương quan chỉ là ngẫu nhiên.
21. Những sự kiện tương quan có thể có chung một nguyên nhân
22. Không sự kiện nào trong hai sự kiện tương quan là nguyên nhân của sự kiện kia
23. Những nguyên nhân có thể rất phức tạp
Chương 6. Suy luận
24. Khẳng định luận (modus ponens)
25. Nghịch đoạn luận (modus tollens)
26. Tam đoạn luận giả thuyết
27. Tam đoạn luận tuyển
28. Song quan luận
29. Phản chứng luận (Reductio ad absurdum)
30. Suy luận trong vài bước
Chương 7. Viết một bài luận
A. Nghiên cứu vấn đề
A1. Nghiên cứu những lập luận trên tất cả các mặt của vấn đề
A2. Thẩm tra và bảo vệ tất cả tiền đề của từng lập luận
A3. Xem xét và cân nhắc lại các lập luận khi chúng bắt đầu rõ nét
Chương 8. Viết một bài luận
B. Những điểm chính của bài luận
B2. Đưa ra một tuyên bố hay một đề xuất rõ ràng
B3. Phát triển đầy đủ các lập luận của bạn
B4. Cân nhắc những lý do phản biện
B5. Cân nhắc những lựa chọn khác
Chương 9. Viết một bài luận
C. Viết
C1. Bám theo dàn bài của bạn
C2. Giới thiệu thật ngắn gọn
C3. Đưa ra từng lập luận một
C4. Làm rõ, làm rõ, làm rõ
C5. Chống lại phản bác bằng lập luận
C6. Đừng tuyên bố nhiều hơn những gì bạn đưa ra Đừng kết thúc mà không có định kiến.
Chương 10. Ngụy biện
Công kích cá nhân (ad hominem)
Ngụy biện bất khả tri (ad ignorantiam) (dựa vào sự thiếu hiểu biết)
Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam)
Kêu gọi công luận
Khẳng định hậu thức
Điệp nguyên luận (begging the question)
Ngụy biện quanh quẩn: tương tự như Điệp nguyên luận.
Ngụy biện nghi vấn phức hợp
Phủ định tiền kiện
Lối nói lập lờ
Nguyên nhân sai
Song đoạn luận sai
Ngôn từ cảm xúc
Phi logic
Ngụy biện “người mà”
Định nghĩa thuyết phục
Bỏ độc vào giếng
Ngụy biện nhân quả (pos hoc, ergo propter hoc) (nghĩa đen là, “sau cái này, do đó bởi vì điều đó”)
Ngụy biện cá trích đỏ (red herring)
Người rơm
Ngôn ngữ chồn
No comments: