Lợi ích và cách thực hành Mindfulness



Mindfulness là gì?

Mindfulness là trạng thái tỉnh thức khi ta đặt sự chú tâm có chủ đích đối với thực tại và loại bỏ mọi phán xét, trong đó:

Trong thực tại: Khi quan sát kỹ tâm trí của chính mình, bạn sẽ nhận ra rằng nó rất thường suy tưởng lan man về tương lai hoặc những điều đã xảy ra trong quá khứ. Điều này vô tình dẫn đến những cảm xúc tiêu cực diễn ra bên trong chúng ta. Thực hành theo “mindfulness” là việc tập trung sống trong “thực tại”. Từ đó, bạn cảm nhận được sự an bình khởi sinh từ bên trong của mình.

Không phán xét: Phán xét là một xu hướng vô cùng tiêu cực, phân biệt tốt – xấu, đúng – sai… Điều này thường gây nên sự xáo động, sân si trong nội tâm, khi chúng ta khó thể chấp nhận một việc gì đó xảy ra. Từ đó, nó khiến bạn quan tâm quá mức đến những điều đôi khi chẳng liên quan gì đến mình, khiến tâm tính dễ trở nên bực bội, lâu dần tạo thành tính xấu.

Sự chú tâm: Đây chính là nền tảng quan trọng nhất trong cuộc sống. Vì khi chú tâm, bạn mới có thể nhận thấy rằng tâm trí mình đang trong vào quá khứ hay tương lai, thậm chí đôi khi phán xét vu vơ “không đầu không đuôi”. Khi tập mindfulness, chúng ta sẽ được đưa về với thực tiễn để sống đúng đắn, tính cực hơn nhờ vào sự chú tâm.


Lợi ích của mindfulness

Tăng sự tập trung và giảm bớt áp lực
Tăng hiệu suất làm việc

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại chương trình “Mindfulness at Work”, ngoài hiệu quả giảm stress, thiền chánh niệm còn giúp nhiều nhân viên văn phòng tiết kiệm thời gian làm việc lên đến 69 phút mỗi tuần.

Mindfulness sẽ giúp bạn giảm sự tập trung đến những việc không quá quan trọng nhưng lại chiếm phần lớn thời gian mỗi ngày, điển hình là mạng xã hội. 

Qua đó, trí não của bạn sẽ tự loại bỏ bớt những thói quen không tốt lại tiêu tốn nhiều thời gian. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ thêm vào những điều tốt cần làm và tăng hiệu suất công việc cũng như cuộc sống của mình đấy!

Hỗ trợ phát triển tư duy cảm xúc

Tư duy cảm xúc chính là nền tảng hữu hiệu, bất di bất dịch của thiền chánh niệm. Khi tư duy ấy được phát triển, nó sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Chẳng hạn như bạn không cần phải cố tỏ ra mạnh mẽ khi đang cảm thấy yếu đuối, cố gắng vui vẻ khi bản thân gặp vấn đề… Bởi sự cố gắng theo chiều hướng tiêu cực này sẽ làm chúng ta hình thành tính cách e dè, sợ hãi và tâm lý bất ổn. Một số người thường có xu hướng né tránh thay vì đối diện và tìm ra giải pháp.

Mindfulness là bí quyết tiếp cận những cảm xúc ấy theo cách riêng biệt, nhờ đó loại bỏ phản ứng tiêu cực cho người tập. Thay vào đó, bạn sẽ chọn cách mở lòng để biểu đạt những gì mình đang thật sự cảm thấy theo cách phù hợp và ít tổn thương nhất, nhờ vào việc học cách chấp nhận từ bên trong tâm trí.

Tăng sự tự tin

Khi mọi điều trong cuộc sống dần đi vào quỹ đạo từ bên trong, trạng thái của bạn sẽ trở nên tích cực. Ngay cả một đứa trẻ hay người trưởng thành, cảm xúc khi đó cũng tương tự như thế. Mindfulness sẽ giúp chúng ta toát ra sự tự tin nhờ khả năng đẩy cao mọi cảm xúc tích cực theo cách lành mạnh nhất.


Cách thực hiện mindfulness

  1. Dành một vài phút để nhận biết hơi thở của bạn: Nhận thức được làm thế nào hơi thở của bạn đi vào và đi ra, làm thế nào bụng của bạn tăng và giảm theo từng hơi thở của bạn.
  2. Hãy lưu ý bất cứ điều gì bạn đang làm. Trong khi bạn đang ngồi, ăn hoặc thư giãn: Lưu ý ở đây và bây giờ, hãy lưu ý cảm giác cơ thể bạn với từng chuyển động. Nếu bạn đang ăn, hãy tập trung vào hương vị, màu sắc và chi tiết thực phẩm của bạn.
  3. Nếu bạn đang đi đâu đó, hãy tập trung vào đây và ngay bây giờ: Chú ý nhiều hơn về những gì bạn đang làm khi bạn bước đi và cảm giác bàn chân của bạn, cảm giác khi gió thổi vào da bạn.
  4. Bạn không cần phải làm việc, suy nghĩ mọi lúc. Không sao, bây giờ bạn có thể để mình thư giãn. Một lần nữa, ở đây và bây giờ.
  5. Nếu bạn nhận thấy bản thân không thể dừng lại với suy nghĩ, chỉ cần tập trung một lần nữa vào hơi thở của bạn.
  6. Thử lắng nghe theo cách hoàn toàn không phán xét: Thử lắng nghe người khác nói, quan sát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
  7. Chánh niệm có thể trở thành một phần trong ngày của bạn. Bạn có thể thực tập cả khi đi bộ, ăn sáng.

Bạn không thể tránh khỏi những suy nghĩ trong đầu chen ngang. Đừng lo lắng. Khi nhận thấy tâm trí mình đang lang thang trong vài giây, một phút, năm phút, bạn chỉ cần nhẹ nhàng quay trở lại sự chú ý vào hơi thở.

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhẹ nhàng mở mắt mắt lên (nếu trước đó bạn nhắm lại). Hãy dành một chút thời gian và nhận thấy bất kỳ âm thanh nào trong môi trường xung quanh. Chú ý cảm giác của cơ thể bạn lúc này. Để ý những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Tạm dừng một chút, hãy quyết định xem bạn muốn tiếp tục ngày của mình như thế nào.

Lạm dụng thực hành chánh niệm có nguy cơ gì?

  1. Việc quan sát chính mình quá nhiều có nguy cơ gây giảm khả năng trải nghiệm thực tế của chúng ta.
  2. Một số học viên có thể sử dụng chánh niệm để tránh các nhiệm vụ khó khăn bằng cách lựa chọn rút vào trạng thái chánh niệm thay vì giải quyết vấn đề.
  3. Ảnh hưởng lên sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu cũng chỉ ra trong một hiếm trường hợp, chánh niệm có thể làm tăng nặng các triệu chứng tâm thần tiềm tàng như ảo giác, tri giác sai thực tại, giải thể nhân cách. 

https://leep.app/blog/yoga/mindfulness-la-gi.html
https://youmed.vn/tin-tuc/loi-ich-thuc-hanh-chanh-niem-qua-goc-nhin-tam-ly-hoc/

No comments:

Theme images by merrymoonmary. Powered by Blogger.