Đi tìm Ikigai của bạn
Triết lý Ikigai là gì?
Ikigai là một khái niệm tiếng Nhật, có nghĩa là “lý do tồn tại”. Từ này thường được sử dụng để chỉ nguồn gốc giá trị trong cuộc sống của một người hoặc những điều làm cho cuộc sống của một người trở nên đáng giá. Khi được dịch sang tiếng Anh, “Ikigai” gần như có nghĩa là “lý do bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng” (the reason for which you wake up in the morning) hay “điều mà bạn sống vì nó” (thing that you live for).
4 yếu tố chính trong vòng tròn Ikigai
- Điều bạn yêu thích
- Điều bạn làm giỏi
- Điều mà thế giới cần: Thế giới ở đây có thể là toàn bộ nhân loại, hoặc một cộng đồng nhỏ mà bạn đang tiếp xúc hoặc bất cứ cộng đồng nào bạn đang sống chung.
- Điều giúp bạn được trả tiền/lương
4 bước đi tìm Ikigai của bạn
1. Liệt kê các chủ đề
Bạn hãy bắt đầu với từng khu vực trong số 4 yếu tố chính của vòng tròn trên đây.
Tiếp theo, bắt đầu tạo kết nối giữa từng vòng tròn. Ví dụ: Bạn yêu thích điều gì mà thế giới cũng cần? Bạn giỏi ở điểm nào mà bạn có thể kiếm được tiền từ việc đó? Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định cách đạt được sự cân bằng trong các vòng kết nối.
Khi bạn cảm thấy rằng bạn có cảm nhận đầy đủ và sâu sắc về bản thân, hãy suy nghĩ về một số điều có thể là Ikigai của bạn hoặc cách cả 4 lĩnh vực có thể giao nhau, và điều đó có thể trông như thế nào trong cuộc sống của bạn.
2. Loại bỏ nỗi sợ hãi
- Điều gì về quá trình khám phá bản thân này khiến bạn sợ hãi?
- Đâu là những ẩn số khiến bạn choáng ngợp?
- Hãy nghĩ xem điều này góp phần thế nào vào sự tự tin của bạn (hoặc góp cụ thể bao nhiêu %)?
- Tiếp theo, hãy xác định những bằng chứng thực tế chứng minh nỗi sợ hãi của bạn là sai. Nỗi sợ hãi của bạn đang cố gắng nói với bạn điều gì?
Hãy thử ví dụ này:
Nỗi sợ hãi của tôi: Tôi sợ mọi người sẽ cười nhạo mình, hoặc nói với tôi rằng tôi bị điên vì cứ theo đuổi đam mê hoặc khám phá mục đích sống của mình.Bằng chứng 1: Tôi có một gia đình tuyệt vời và những người bạn tuyệt vời. Họ là những người luôn ủng hộ tôi trong những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, kể cả việc tôi đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình.Bằng chứng 2: Nếu đi tìm ý nghĩa cuộc sống thực sự là mục đích của tôi, mọi người sẽ thấy nó và đồng ý với ý định này của tôi.
3. Xác nhận giá trị cốt lõi của bạn
Trước hết, hãy lập danh sách tất cả mọi thứ bạn xem trọng (ví dụ như tính công bằng, sự xuất sắc, chuyên môn, tính tin cậy,…). Sau đó, thu hẹp danh sách đó xuống còn 5 giá trị bạn nắm giữ sâu sắc nhất.
Nhìn vào danh sách giá trị cốt lõi ấy, hãy nghĩ về cuộc sống và công việc hiện tại của bạn đang hỗ trợ và phản ánh những giá trị này như thế nào. Làm thế nào để bạn thực hiện chúng hàng ngày? Bạn có ví dụ nào về những lần bạn thực sự sống đúng với giá trị cốt lõi của mình?
Tiếp theo, hãy nghĩ về những giá trị nào bạn có thể đang bỏ qua hoặc không dành đủ sự quan tâm trong tình cảnh hiện tại. Chẳng hạn như: Làm thế nào để bạn chú ý nhiều hơn đến những giá trị này? Bạn cần bắt đầu hoặc ngừng làm gì để đón nhận, và sống trọn vẹn những giá trị này?
4. Hành động
Hành động là bước cuối cùng giúp bạn đạt mục tiêu cuộc sống củng cố động lực hướng tới tương lai. Ảnh: PsyCare
Hãy bắt đầu bằng việc xác định nơi nào/ điều gì bạn cần làm nhiều hơn một chút để thực hiện giá trị của mình. Sau đó, hãy nghĩ về đích đến của bạn trong năm tới. Tiếp theo, chia nhỏ mục tiêu đó thành 12 hành động hoặc thay đổi cụ thể mà bạn cần thực hiện. Hãy học kỹ năng lập bảng kế hoạch, sổ ghi chép hoặc lịch trình online để chỉ định và theo dõi hành động cho mỗi tháng trong năm tiếp theo.
Tham khảo:
https://psycare.com.vn/triet-ly-ikigai-cua-nguoi-nhat.html
No comments: