[Book] Giấc Mộng Châu Á Của Trung Quốc
- Một cuốn sách hay của tác giả Tom Miller. Sống trong một đất nước láng giềng với Trung Quốc, có lẽ nên chịu tìm hiểu rõ hơn về "người bạn" này, từ góc nhìn của một người ngoài cuộc.
Trung Quốc đang manh nha mở rộng tầm ảnh hưởng của mình qua sáng kiến (?) “Vành đai và Con đường” (Nhất đới nhất lộ, hay BRI - Belt and Road Initiative) của Tập Cận Bình. Bằng cách xây dựng và phát triển các hệ thông giao thông qua nhiều nơi trên thế giới. Được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, tất nhiên các nước sẽ khó thoát khỏi lời mời gọi này, nhưng nó cũng là một sợi dây buộc các nước phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
Ngoài ra, TQ còn thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB - Asian Infrastructure Investment Bank). Đây là một cách để tạo ra đối đầu với những cơ quan như IMF, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vốn được cho là bị chi phối với Mỹ.
Trung Quốc đã trải qua một thời gian dài ẩn nhẫn, và khi tích lũy đủ (bằng những phương pháp có lẽ không thiếu phần cực đoan), TQ đã lộ diện cho cả thế giới thấy sức mạnh của mình. Tham vọng của Putin hay Tập có lẽ cũng khó phân cao thấp, nhưng rõ ràng Putin khả năng lãnh đạo và tầm nhìn còn thua xa năng lực “giữ ghế” của ông.
Lào
Lào và Campuchia, theo tác giả là hai nước phụ thuộc nhiều nhất vào TQ ở Đông Nam Á. Lào tỏ ra là một nước với thái độ chính trị bạc nhược và nạn tham nhũng cao nhất thế giới. Người dân Lào cũng không hăng say lao động như những nơi khác (theo lời của một kĩ Trung Quốc làm việc tại Lào). Với sự đón nhận những khoản đầu tư của TQ, Lào có thể sẽ bị TQ chi phối nhiều mặt và cạn kiện tài nguyên, khoáng sản.
Campuchia
Nói đến Campuchia không thể không nhắc đến Pol Pot, kẻ được TQ giật dây và gây ra tội diệt chủng. Campuchia lệ thuộc nặng nề vào tiền của TQ, khi TQ là nhà đầu tư lớn nhất ở đây, và một phần ba số con đường được cho là do TQ xây. Không ai lạ gì Hun Sen, một kẻ độc tài kiểm soát truyền thông với tuyên bố “sẽ không từ chức cũng như không tổ chức một cuộc bầu cử mới” (theo Wikipedia), là một thân tín cuồng nhiệt của TQ.
Việt Nam
Mặc dù từng chiến tranh với Mỹ, Việt Nam là một trong những nước nước thân Mỹ nhất châu Á: 78% công dân Việt Nam có cái nhìn thiện chí với Mỹ năm 2015. Con số tương ứng cho TQ là 19% (mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa TQ). Xem cách người dân chào đón Obama so với Tập khi đến Việt Nam là thấy sự khác biệt.
Tranh chấp Biển Đông
“Năm 1975, Ðặng Tiểu Bình đơn phương cho rằng các hòn đảo ở vùng Biển Ðông đã “thuộc về Trung Quốc c từ thời thượng cổ […]”. Sự thật thì tuyên bố của TQ đều vô nghĩa về mặt lịch sử. Trong gần 2000 năm, các vùng biên giới đều mơ hồ và ranh giới trên biển là không tồn tại.
Năm 1843, soạn giả Uông Văn Đài của TQ còn viết về quần đảo Trường Sa là nơi “có nhiều bãi đá lớn, nhưng chúng tôi không biết gì về chúng”.
Cơ sở cho những ranh giới hiện tại của Biển Đông được thiết định bởi các cường quốc châu Âu, những nước chiếm phần lớn Đông Nam Á làm thuộc địa hồi thế kỉ 19. Các ranh giới chính trị hiện tại được thiết lập khi các nước phương Tây phân chia lãnh thổ.
Mục tiêu bành trướng của TQ ở Biển Đông không vì lí do dầu khí (trữ lượng rất ít ỏi), động lực thực sự của TQ là kiểm soát được tuyến đường vận tải biển ở Biển Đông, nơi TQ phụ thuộc nhiều vào nó.
TQ không chấp nhận phân xử của trọng tài LHQ về tranh chấp biển. Tuy nhiên, tòa án đã ra quyết định phủ nhận cơ sở pháp lý của TQ với “đường chín đoạn” năm 2016.
No comments: